Tư vấn tình cảm – Các loại tội phạm xâm hại tình dục ngày càng gia tăng. Thực trạng không mấy hay ho này cho thấy, một số chuẩn mực xã hội đang cần được nhìn nhận lại.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Tội phạm xâm hại tình dục thường có tâm lý không bình thường
Khi phần “con” nhiều hơn phần “người”
Nhưng đối tượng phạm tội không cứ là thành phần học thức thấp, hay là những thanh niên lêu lổng mà ngay cả thành phần có học thức
Đơn cử, vụ xảy ra vào tháng 1-2012. Là một người có học, hiểu biết, nhưng Thái Văn Bá, SN 1969, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã 2 lần sang nhà hàng xóm cưỡng bức bé gái 14 tuổi. Điều không thể tha thứ là mặc dù nạn nhân đã khóc lóc van xin nhưng Bá vẫn dùng sức mạnh để thực hiện hành vi đồi bại cho tới khi nạn nhân ngất xỉu.
Mất nhân tính hơn có lẽ là trường hợp tên bảo vệ Trần Vương Nhựt Tân, 21 tuổi, trú tại thị trấn Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, hung thủ trong vụ giết và hiếp chị Lê Thị Việt, 38 tuổi, trú tại quận 1, TP HCM. Tân khai nhận, do có mâu thuẫn trong công việc với chị Việt (nhân viên kinh doanh kiêm thông dịch viên cùng Cty). Sau khi nhậu với bạn, rạng sáng 16-2-2012, Tân về Cty thấy chị Việt đang ngủ liền dùng dao cạy cửa phòng. Tiếng động làm chị Việt tỉnh giấc, sẵn tư thù cá nhân, Tân đã giết hại nữ đồng nghiệp, sau đó còn quan hệ với nạn nhân khi người phụ nữ đáng thương đã tắt thở.
Khi thông tin về những vụ hiếp dâm đã đến với bạn đọc, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những vụ án đau lòng như thế nữa xảy ra ở đâu đó với một ai đó mà hậu quả của nó để lại cho nạn nhân là vô cùng lớn. Ngoài đau đớn về thể xác, tinh thần, thậm chí nạn nhân mất cả tính mạng. Một câu hỏi mà dư luận đang đặt ra là: Tại sao ngày càng có quá nhiều vụ hiếp dâm xảy ra như vậy?
Nhận định nguyên nhân về “vấn nạn” này, một chuyên gia Tâm Lý học, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội cho rằng, con người ta luôn luôn phải tri giác. Và khi tri giác thì sẽ để lại trong não những hình ảnh tâm lý về đối tượng ta tri giác. Khi một sự vật hiện tượng được tri giác nhiều lần, cứ lặp đi lặp lại sẽ để lại một hình ảnh tâm lý quen thuộc trong chủ thể tri giác và chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển tâm lý của chủ thể đó.
Nhận diện những “tội đồ” của nạn xâm hại tình dục
Theo phân tích của chuyên gia Tâm lý này, tri giác một sự vật hiện tượng tốt thì sẽ để lại một hình ảnh tâm lý tốt và ngược lại sẽ để lại một hình ảnh tâm lý xấu. Cái gì xấu thì hay làm cho con người ta tò mò và rất dễ bắt chước. Vì bắt chước điều xấu bao giờ cũng dễ hơn là học hỏi điều tốt. Điều này có thể giải thích cho những hiện tượng tâm lý xấu đang ngày càng phát triển ở nước ta, trong đó có vấn đề về “tệ nạn” hiếp dâm. Khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão nhưng đạo đức lại xuống cấp trầm trọng. Điều này dẫn đến một hiện tượng tâm lý xã hội đang làm chúng ta không ít lần phải giật mình là nhiều nam thanh niên, cả người trung tuổi vì tò mò tặc lưỡi xem những hình ảnh khiêu dâm tràn lan trên mạng internet để rồi dẫn đến hiện tượng đau lòng đó là nạn hiếp dâm, cưỡng bức. “Hiện tượng này rất đáng được quan tâm, nghiên cứu để có thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất loại trừ hiện tượng vô đạo đức ấy” – vị tiến sỹ nêu đề xuất.
Nữ chuyên gia Tâm lý này còn cho rằng, giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện vẫn chưa được chú trọng. Chính vì thiếu hiểu biết về tâm lý giới tính, về kiến thức quan hệ tình dục lành mạnh và an toàn nên một số thanh niên đã phạm tội hiếp dâm ngay từ khi còn đang đi học. “Nếu chúng ta không có cách bắt ai đó đừng làm thì hãy chỉ cho họ cách phòng tránh tốt nhất” – vị này nói, đồng thời chỉ ra rằng, hiện nay nhiều bậc cha mẹ vẫn chỉ có công sinh mà chưa có công dưỡng. “Trong đó, theo tôi công sinh chỉ là 1, công dưỡng mới là 10. Nhiều khi sinh ra một đứa bé chỉ theo lẽ tự nhiên, bản năng. Nhưng dưỡng dục con cái lại là cả một quy trình gồm nhiều giai đoạn mà công cụ chính là tình yêu thương vô bờ, sự quan tâm, lòng hy sinh và trách nhiệm cao cả của cha mẹ” – nhà Tâm lý khuyên.
Dưới góc độ của Tâm lý học, một nguyên nhân mang tính chủ quan cũng được chuyên gia Tâm lý chỉ ra là, một bộ phận không nhỏ những cô gái ăn mặc quá hở hang và khiêu gợi. Hình ảnh của những cô gái ấy sẽ được tri giác của những kẻ có “máu D” dù không muốn nhưng cũng phải có cảm giác. Và đương nhiên nó sẽ là hình ảnh “đáng lưu tâm” trong tâm sinh lý của những kẻ có “máu D” ấy, và nó góp phần không nhỏ để kích thích mạnh mẽ bản năng tính dục cùng với những phim ảnh thiếu lành mạnh. “Chúng tôi vẫn hay nói đùa về cách ăn mặc thiếu vải, khiêu gợi của các cô gái là “mỡ nhử miệng mèo”. Cái này cần phải nhìn lại văn hóa thời trang, văn hóa ăn mặc” – nữ chuyên gia đánh giá.
Ngoài ra, những cảnh hôn nhau và đụng chạm quá giới hạn trong các bộ phim cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. “Chính một bộ phim Việt Nam sản xuất mới đây được phát trên VTV3 cũng thể hiện điều này. Cả nhà đang xem thì tới một cảnh quay đôi nam nữ thể hiện những cảnh yêu đương rất thật khiến đứa cháu 4 tuổi của tôi quay ra hỏi bố mẹ nó: “Sao hai cô chú này lớn rồi mà vẫn còn phải mớm cơm cho nhau hả mẹ?”. Chính những cảnh quay ấy sẽ để lại trong não của trẻ thơ những hình ảnh thiếu lành mạnh nếu nó cứ xem đi xem lại. Rõ ràng điều này cho thấy, trong cách giáo dục con cái, cha mẹ hiện nay cần phải quan tâm, chú ý đến các chương trình trên ti vi” – nhà Tâm lý học nêu khuyến cáo, đồng thời chỉ ra rằng: “Những cơn say bí tỷ làm mất hết khả năng ý thức, khả năng điều chỉnh hành động của con người cũng là nguyên nhân gia tăng hiếp dâm”.
Theo Baomoi.com
Tư vấn tâm lý Thành Đạt